Dự và chủ trì hội nghị có đồng chí Lê Văn Lịch - Chủ tịch UBND huyện và đồng chí Nguyễn Thị Thu Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện.
Trong 6 tháng đầu năm, huyện Phù Mỹ đã hoàn thành 13/18 nhiệm vụ trọng tâm Kế hoạch cải cách hành chính huyện năm 2023; 100% các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về CCHC với nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Huyện cũng đã triển khai 346 thủ tục hành chính cấp huyện và 160 thủ tục hành chính cấp xã. Đối với dịch vụ công trực tuyến cấp huyện đạt 8,63%, đối với cấp xã đạt 28,94%. Có 6 xã đạt chỉ tiêu về Hồ sơ trực tuyến (Chỉ tiêu 50%); Về Thanh toán trực tuyến cấp huyện đạt 22%; cấp xã đạt 9,31% (Chỉ tiêu 35%)... Cùng với đó, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước được duy trì và phát huy nhiều tác dụng trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, tiết kiệm tối đa các chi phí văn phòng và tạo môi trường làm việc hiện đại…
Tại Hội nghị cũng đã triển khai Kế hoạch thực hiện bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số (DTI) huyện Phù Mỹ.
Phát biểu thảo luận, đại diện các cơ quan ban ngành và địa phương nêu lên những nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ CCHC. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, thực hiện số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC, hồ sơ trực tuyến; tăng cường việc sử dụng chữ ký số... cải thiện chính quyền điện tử, chính quyền số. Đồng thời, rà soát, sắp xếp, bố trí công chức, viên chức đúng đề án vị trí việc làm được phê duyệt gắn với việc tinh giản biên chế theo quy định.
Phát biểu kết luận Hội nghị đồng chí Lê Văn Lịch - Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ yêu cầu: Đối với các TTHC thuộc DVC mức độ 3, 4 phải thực hiện việc nộp hồ sơ trực tuyến trên 50%. 100% các TTHC tiếp nhận tại Bộ phận TN & TKQ phải được thực hiện xác thực định danh điện tử qua cở sở dữ liệu dân cư quốc gia được tích hợp trên cổng dịch vụ công; Tiếp tục nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, đặc biệt trách nhiệm của công chức chuyên môn trong thực hiện công tác CCHC; Mỗi cán bộ, công chức phải thực sự nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ; Lãnh đạo các xã, thị trấn quan tâm đầu tư, trang bị đầy đủ trang thiết bị làm việc cho CBCC; Tiếp tục duy trì tổ công tác của huyện theo phương châm: “cầm tay chỉ việc” để kịp thời xử lý, cập nhật vấn đề mới trong thực hiện các thủ tục hành chính; Định kỳ hàng tháng họp giao ban để đánh giá kết quả thực hiện CCHC và báo cáo lên cấp trên…