Ông Hồ Ngọc Thanh (Mỹ Quang, Phù Mỹ) Hiệu quả mô hình trồng cây ăn trái kết hợp trồng rừng trên đất núi

Thứ ba - 01/03/2022 08:20
Nằm trên núi ông Diệu (thuộc thôn Tân An, xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ), mô hình trồng cây ăn trái kết hợp trồng rừng của ông Hồ Ngọc Thanh từng bước khẳng định hiệu quả với thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Hồ Ngọc Thanh (Mỹ Quang, Phù Mỹ) Hiệu quả mô hình trồng cây ăn trái kết hợp trồng rừng trên đất núi
Ông Thanh cho biết, vào năm 2013, ông bắt đầu tiếp nhận vườn cây ăn trái từ anh trai mình. Khi ấy cùng với tiếp tục duy trì việc chăm sóc 250 gốc chôm chôm đã cho thu hoạch ổn định, ông Thanh đã phát dọn các loại cây cối rậm rạp để trồng thêm cam sành và trồng keo.
“Những nơi có nguồn nước đi qua thì tôi trồng cây ăn quả, còn những nơi ở xa nguồn nước thì tôi trồng keo. Đến nay với diện tích hơn 12 ha, tôi dành hẳn gần 4 ha trồng cam và các loại cây ăn trái như bưởi, mãng cầu, đu đủ,… Trong đó, có hơn 750 gốc cam sành (cam sành vỏ sần, cam sành vỏ lán) với diện tích hơn 3ha.”- Ông Thanh cho hay.
Để có nguồn nước ổn định phục vụ vườn cây, bên cạnh tận dụng nguồn nước suối tự nhiên, ông Thanh đào thêm 5 ao (diện tích từ 30-50m2 /ao) để tích nước, tưới cho vườn cây ăn trái. Nhờ có đủ nước, vườn cây ăn trái của ông Thanh quanh năm tươi tốt dù ở trên núi cao. Điều đặc biệt ở vườn cây ăn trái của ông Thanh là các loại cây trái đều được trồng, chăm sóc theo phương pháp thuận tự nhiên. Ông không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hoá học, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng để bón cho cây. Phân bón được sử dụng chủ yếu vẫn là phân chuồng oai mục. Song song với đó, công tác chủ động phòng bệnh cho cây được ông Thanh chú trọng thực hiện. Ông sử dụng các loại thiên địch để tiêu diệt các loại sinh vật gây hại. Làm cỏ bằng phương pháp thủ công. Chất lượng trái cây thơm ngon, ngọt tự nhiên và an toàn. Vào cuối năm 2021, sản phẩm cam sành núi ông Diệu của ông Thanh đã được chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Vụ tết vừa rồi, ông Thanh bán được gần 6 tấn cam sành với giá bình quân 25-30.000 đồng/ kg.
Đối với 5 ha keo, ông Thanh chỉ tốn kinh phí trồng ban đầu và phát dọn định kỳ. Chu kỳ gần 5 năm thu hoạch. Năm vừa rồi ông Thanh đã thu hơn 900 triệu đồng từ rừng keo lai.
Ông Thanh phấn khởi cho hay: “Mỗi năm, từ 750 gốc cam sành, 250 cây chôm chôm, một số cây ăn quả khác và gần 5 ha keo, tôi thu nhập hơn 400 triệu đồng. Thời gian tới, cùng với tiếp tục chăm sóc các loại trái cây hiện có, tôi đã tạo giống xong, sẽ tiếp tục trồng xen, trồng thay các cây chôm chôm hơn 20 năm tuổi đã già cỗi, đồng thời khai hoang trồng mới thêm diện tích cam sành và một số cây ăn quả có múi khác như bưởi, quýt,…”

Nguồn tin: Thanh Trọn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lời chào mừng
Bản đồ huyện Phù Mỹ
PHÙ MỸ QUA ẢNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay927
  • Tháng hiện tại112,733
  • Tổng lượt truy cập5,401,257
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây